KHÁI QUÁT HỌC PHẦN TRIẾT HỌC KỲ I

1. Nhập Môn Triết Học Tây Phương (Cha Đaminh Tạ Văn Tịnh, OP):
 Hệ thống Triết Học của nhân loại giống như một ngôi nhà bao la rộng lớn, vừa cổ kính vừa hiện đại. Trong lịch sử của mình, Triết Học đóng một vai trò quan trọng đối với Thần Học. Bởi lẽ, nếu Thần Học là một chuyên khoa mang tính cách quy phạm, có đối tượng là những chân lý khách quan bất khả phủ nhận vì đã được mạc khải bởi chính Thiên Chúa, thì chân lý ấy cũng cần được nhận thức bằng trí năng nhân loại. Hơn nữa, chính vũ trụ bao la đầy huyền nhiệm và tất cả những gì hiện hữu trong đó đều là đối tượng của nhận thức Triết Học. Đó là một con đường truy nguyên đến Đấng Tối Thượng đã nhào nặn ra tất cả. Trong tinh thần ấy, “Nhập môn Triết Học Tây phương” là môn học giới thiệu về Triết Học như một con đường dẫn đến các nguồn triết lý của nhân loại mà cuối cùng là tìm biết Thiên Chúa.

2. Triết Sử Cổ Đại (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân, OFM)
Từ thuở ban đầu của nền văn minh cổ đại Hy-lạp, con người đã đối đầu với các câu hỏi: vũ trụ là biểu hiện của thế lực thần thánh hay chỉ là vật chất? Nếu là vật chất thì nó biến dạng và thay đổi theo quy luật gì? Làm thế nào chúng ta có thể biết nó và có nền tảng nào chắc chắn cho tri thức không? Làm thế nào sống trong dòng lịch sử mà con người có thể nắm bắt được tri thức chân thực và bất biến? Các giá trị đạo đức thật sự phổ quát hay chỉ lệ thuộc vào quyền lực hay thói quen xã hội? Nên tổ chức cuộc sống như thế nào để mang lại hạnh phúc bền vững cho con người? Đây là những vấn nạn đang vẫn còn đeo đuổi chúng ta ngày nay? Môn học này sẽ tìm cách tiếp cận các vấn nạn này qua lăng kính của những triết thuyết Hy-lạp thời cổ đại: Vũ trụ luận, Ngụy Biện, Socrates, Plato, Aristotle và các trường phái nhỏ (Khắc Kỷ, Khoái Lạc, Hoài Nghi, Thần Bí)
Triết Học Cổ đại cho chúng ta cơ hội nhận diện khả năng của lý trí khi đối đầu với các vấn nạn tối hậu của con người trước khi có sự tương tác với đức tin như trong thời Trung Cổ.

3.  Tâm Lý Học Đại Cương (Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM):
Môn học nhằm giới thiệu một cách tổng quát các lãnh vực mà khoa Tâm lí học hiện đại đang nghiên cứu. Giảng khóa gồm hai phần: Phần 1 bao gồm Định nghĩa Tâm lí học, Tâm lí học lí thuyết và Tâm lí học thực nghiệm, sự phân nhánh của Khoa Tâm lí học hiện đại, vai trò của Tâm lí học trong đời sống, các Phương Pháp Tâm lí học, Tương quan giữa Tâm lí, Sinh lí và Xã hội. Phần 2 nhắm đến việc nghiên cứu các chức năng tâm lí: Cảm năng, Trí năng và Hành động của 17 chức năng. Trong quá trình học tập, giáo sư sẽ trực tiếp giảng dạy và cho thực tập các đề tài ở phần 1, xem phim tài liệu minh họa. Sinh viên sẽ chia nhóm thuyết trình và thảo luận các đề tài ở phần 2. Môn học nhằm giúp sinh viên có thể nắm vững định nghĩa tâm lí học, thực hành các phương pháp tâm lí học và nắm vững các định nghĩa cũng như cách vận hành của các chức năng tâm lí.

4.  Văn Hóa Phương Đông (Thầy Vinh sơn Trần Đức Hạnh, OFM):
Môn học cố gắng cung cấp cho học viên kiến thức tổng quát về Đông Phương Học, những nét đặc trưng và nổi bật của ba nền văn hóa lớn của phương Đông: Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Lớp học sẽ tìm hiểu và phân tích lịch sử phát triển các nền văn hóa, sự giống - khác biệt và ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn hóa với nhau. Từ đó học viên có thể tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm cho việc thích nghi cũng như hội nhập với các nền văn hóa khác trong sứ vụ mục vụ và truyền giáo của Giáo Hội hôm nay.

5. Siêu Hình Học (Cha Giuse Vũ Liên Minh, OFM):
Siêu Hình Học là một môn Triết Học “đeo bám” sinh viên nhất. Bởi vì đối tượng nghiên cứu của nó mà truyền thống cổ xưa gọi là οὐσία là phạm trù khái quát nhất đến nỗi nó như cái khớp mà các phạm trù khác phải gắn vào nó như các thành phần của một hệ thống. Vì thế nội dung của siêu hình học là một lộ trình logic khởi đi từ những kinh nghiệm cụ thể hướng đến nguyên nhân siêu việt. Nguyên nhân này hoặc được xem như là đối tượng của tư duy nếu logic của lộ trình là loại suy hoặc được xem như là chủ thể của tư duy nếu logic của lộ trình là biện chứng. Trong khi nghiên cứu các lộ trình này qua tư tưởng của các triết gia như Eraclito, Parmenide, Platone, Aristotele và sau cùng là Hegel, sinh viên sẽ khám phá cách thức tiếp cận với thực tại siêu việt của siêu hình học và hiểu ra rằng trật tự của tự nhiên có thể được đón nhận nếu tất cả những gì mà con người gặp gỡ trong thế giới này đều tương kết với một nguyên nhân cứu cánh chung cuộc.

6.  Tâm Lý Học Đại Cương (Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM):
Môn học nhằm giới thiệu một cách tổng quát các lãnh vực mà khoa Tâm lí học hiện đại đang nghiên cứu. Giảng khóa gồm hai phần: Phần 1 bao gồm Định nghĩa Tâm lí học, Tâm lí học lí thuyết và Tâm lí học thực nghiệm, sự phân nhánh của Khoa Tâm lí học hiện đại, vai trò của Tâm lí học trong đời sống, các Phương Pháp Tâm lí học, Tương quan giữa Tâm lí, Sinh lí và Xã hội. Phần 2 nhắm đến việc nghiên cứu các chức năng tâm lí: Cảm năng, Trí năng và Hành động của 17 chức năng. Trong quá trình học tập, giáo sư sẽ trực tiếp giảng dạy và cho thực tập các đề tài ở phần 1, xem phim tài liệu minh họa. Sinh viên sẽ chia nhóm thuyết trình và thảo luận các đề tài ở phần 2. Môn học nhằm giúp sinh viên có thể nắm vững định nghĩa tâm lí học, thực hành các phương pháp tâm lí học và nắm vững các định nghĩa cũng như cách vận hành của các chức năng tâm lí.

7.  Xã Hội Học Tổng Quát (Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM):
Con người được sinh ra trong một xã hội, một nền văn hóa nào đó, vì thế ảnh hưởng của xã hội và văn hóa lên cá nhân là điều tự nhiên, không thể chối bỏ. K. Marx đã định nghĩa “con người là một con vật xã hội”, và các triết gia hiện sinh cũng nói đến “hiện hữu bị ném vào thế giới”, “hiện hữu tại thế”. Giảng khóa xã hội học tổng quát nhằm tìm hiểu khía cạnh xã hội cũng như những tác động của nó trên đời sống con người, cá nhân cũng như tập thể. Giảng khóa sẽ trình bày lịch sử hình thành khoa Xã hội học, các trường phái và lý thuyết chính như Cấu trúc – Chức năng, Tương Tác – Biểu tượng, Xung đột Xã hội. Chương trình cũng khai mở cho sinh viên về những chủ đề chính của khoa Xã hội học. Đặc biệt, giảng khóa nhấn mạnh đến phương pháp nghiên cứu xã hội học, nhằm giúp sinh viên tiếp cận những hiện tượng xã hội với cái nhìn khoa học và phân tích thực tiễn.

8. Thánh Nhạc (Cha Giuse Nguyễn Xuân Thảo, OFM):
Môn học cung cấp một số kiến thức căn bản về âm nhạc và Phụng vụ thánh nhạc, trải qua việc tập luyện kỹ năng xướng âm và thẩm âm cơ bản, kỹ năng nói/đọc và hát diễn cảm, kỹ năng điều khiển một số loại nhịp thông dụng, nhất là khả năng đánh giá về nghệ thuật âm nhạc trong Phụng vụ, hầu giúp học viên biết thể hiện thánh nhạc sao cho phù hợp với tinh thần của Phụng vụ.

1.       Truy tìm và tiếp nhận tri thức truyền giảng, in ấn và trực tuyến 

a.      Kỹ năng ghi chép (Note-taking skills)
b.      Kỹ năng thư viện (Library skills)
c.      Kỹ năng truy tìm trực tuyến (Internet searching)
2.      Kiến tạo tri thức (Thinking skills) phong phú, sâu rộng, quân bình và mới mẻ
a.      Tư duy quan sát
b.      Tư duy suy đoán
c.      Tư duy nối kết
d.      Tư duy phê phán
e.      Tư duy sáng tạo
Và  xuyên suốt khóa học, học viên sẽ được tập luyện
1.      Kỹ năng siêu nhận thức (meta- cognition) đặc biệt là biết tự nhận xét và tự hoàn thiện khả năng học tập của mình.
2.      Linh đạo Học tập để giúp học viên ý thức tính tôn giáo của công tác học tập hầu có thêm động cơ cho viêc thi hành bổn phận chính của họ trong giai đoạn huấn luyện này
3.      Làm việc nhóm (group working): với một số nội dung hữu ích do chính các học viên đảm nhận và chia sẻ cho đồng môn qua các bài thuyết trình nhóm.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này