Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 9/1. Ảnh: AFP.

Trump có thể lỡ cơ hội làm hòa với Iran

Khi Trump tuyên bố sẵn sàng "chìa cành oliu" với Iran sau đòn tập kích tên lửa, nhiều người kỳ vọng đây sẽ là cánh cửa đàm phán mới.
Tuyên bố mang tính xoa dịu này được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trong bài phát biểu hôm 8/1 sau khi Iran tung đòn "đáp trả hạn chế" vào hai căn cứ có lính Mỹ đồn trú trên lãnh thổ Iraq. Việc đòn tấn công của Iran không gây thương vong cho lính Mỹ cùng với phát ngôn đầy lạc quan của Trump đã thắp lên kỳ vọng về một giai đoạn mới trong quan hệ Washington - Tehran.
"Chúng tôi sẵn sàng ngồi xuống và thảo luận con đường mới hướng tới tương lai, bao gồm những bước đi để Iran trở thành một quốc gia bình thường", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 12/1.
Nhưng chỉ một ngày sau, tất cả những gì Trump đề cập tới Iran trên Twitter là về cuộc biểu tình chống chính phủ đang nổ ra ở nước này. "Gửi các lãnh đạo Iran, đừng sát hại người biểu tình. Hàng nghìn người đã bị các ông bức hại hoặc bỏ tù và thế giới đang theo dõi. Quan trọng hơn, nước Mỹ đang theo dõi", Trump viết.
Tổng thống Mỹ thậm chí còn viết thông điệp bằng tiếng Farsi của Iran. "Cố vấn An ninh Quốc gia hôm nay nói rằng các lệnh cấm vận và biểu tình đã bóp nghẹt Iran và buộc họ phải đàm phán. Thực ra, tôi không quan tâm việc họ có đàm phán hay không. Đó hoàn toàn tùy thuộc vào họ, nhưng đừng sở hữu vũ khí hạt nhân và giết hại người biểu tình", ông viết trên Twitter.
Theo bình luận viên Fred Kaplan của tạp chí Slate, những phát biểu này của Trump cho thấy ông không quan tâm đến việc đàm phán với Iran như kỳ vọng của các lãnh đạo và giới ngoại giao phương Tây. "Rõ ràng điều duy nhất mà Trump và các cố vấn hàng đầu của ông mong muốn lúc này là thay đổi chính quyền Iran", Kaplan nhận định.
Quan hệ Mỹ và Iran những tuần gần đây liên tiếp trải qua các biến cố căng thẳng, với đỉnh điểm là vụ Mỹ không kích hạ sát tướng Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), bên ngoài sân bay Baghdad, Iraq hôm 3/1.
Vụ hạ sát Soleimani đã khiến Iran tung đòn tập kích tên lửa để đáp trả, nhưng lại gây ra một hệ lụy khác là sự cố phòng không nước này bắn nhầm máy bay chở khách của Ukraine ở ngoại ô Tehran, khiến 176 người thiệt mạng. Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Tehran để phản đối chính phủ Iran sau thảm kịch này.


Kaplan cho rằng nếu mong muốn chủ chốt của Trump là "Iran không sở hữu vũ khí hạt nhân", ông đáng lẽ không nên rút khỏi Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân Iran ký với 6 cường quốc hồi năm 2015, sau những vòng đàm phán khó khăn.



"Iran khẳng định trong mọi trường hợp, Iran sẽ không bao giờ tìm kiếm, phát triển hoặc tiếp nhận bất cứ vũ khí hạt nhân nào", nội dung thỏa thuận có đoạn. 159 trang tiếp theo cũng trình bày các biện pháp và quy trình xác minh nhằm ngăn chặn Tehran sở hữu bất cứ vũ khí hạt nhân nào trong vòng ít nhất 15 năm.
Đối với tuyên bố "không giết hại người biểu tình", Kaplan nhận xét Tổng thống Mỹ không có cách nào để ngăn chặn hay răn đe chính quyền Iran về việc này. Thêm vào đó, đây dường như không phải mục đích thực sự của chính quyền Trump, mà điều họ nhắm tới được thể hiện rõ hơn qua những phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
"Tiếng nói của người dân Iran rất rõ ràng. Họ quá thất vọng với những lời nói dối của chính quyền, cũng như tình trạng tham nhũng, sự kém cỏi và tàn bạo của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) dưới thời Khamenei. Chúng tôi sẽ sát cánh với nhân dân Iran, những người xứng đáng có một tương lai tốt đẹp hơn", Pompeo viết trên Twitter.
Trong bài phát biểu tại Đại học Stanford hôm 13/1, Ngoại trưởng Mỹ giải thích "tương lai tốt đẹp hơn" đồng nghĩa với việc Iran có thể cư xử như một quốc gia bình thường, "giống như Na Uy".
Bình luận viên Kaplan lập luận rằng tiếng nói của người dân Iran không quá "rõ ràng" như lời Pompeo. "Hàng trăm nghìn người biểu tình chống lại chính quyền tham nhũng, nhưng cũng có hàng trăm nghìn người phản đối việc Mỹ hạ sát tướng Soleimani. Tất cả đều là tiếng nói của người dân Iran, thậm chí một số người có cả hai quan điểm trên", Kaplan cho hay.
Ngay cả khi người dân Iran đồng thuận, điều đó cũng không có nghĩa là họ muốn, hoặc chính phủ sẽ đồng ý, biến đất nước trở thành một phiên bản của Na Uy.
"Tôi không có ý xúc phạm Na Uy, nhưng việc mong Iran giống như Na Uy chẳng khác gì bảo họ nên chấp nhận có ít, hoặc không có ảnh hưởng gì trong khu vực. Không quốc gia nào đồng ý giảm vai trò của mình như Pompeo đề xuất", nhà báo Daniel Larison của tạp chí American Conservative nêu ý kiến.
Kaplan cho rằng đề xuất "hãy giống như Na Uy" của Pompeo thể hiện mong muốn thay đổi chế độ Iran của Mỹ. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định viễn cảnh này không có khả năng xảy ra, bởi mặc dù chịu nhiều sức ép từ nền kinh tế sa sút và các lệnh cấm vận khắc nghiệt, chính phủ Iran vẫn vững chắc hơn so với những gì Trump và đội ngũ cố vấn hình dung.
"Chính quyền Iran có nền tảng vững vàng và nắm toàn quyền sử dụng vũ lực, cũng như không ngần ngại dùng tới chúng. Nếu các cuộc biểu tình trở nên nghiêm trọng và lan rộng hơn, những đơn vị tinh nhuệ trong IRGC có khả năng dùng vũ lực để duy trì quyền lực cho chính phủ", Bruce Riedel, cựu chuyên gia của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đánh giá.
Kaplan bổ sung rằng ngay cả trong trường hợp chính phủ Tổng thống Hassan Rouhani không thể kiểm soát đám đông, lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei, người nắm quyền lực thực sự, sẽ lập nên một chính phủ mới.
Thậm chí khi một viễn cảnh vô cùng phi thực tế xảy ra là Khamenei và chính quyền của ông sụp đổ, thì những người kế nhiệm lãnh tụ Iran cũng không có khả năng nằm trong thế hệ trẻ ủng hộ phương Tây. Thay vào đó, phe nắm quyền có thể là các quan chức IRGC, những người cũng không sẵn sàng đàm phán với đám đông biểu tình hay thảo luận về giải trừ hạt nhân với phương Tây.
Colin Kahl, cựu chuyên gia Trung Đông tại Lầu Năm Góc, dẫn lại trường hợp của Ai Cập, nơi những người biểu tình trẻ đã buộc cựu tổng thống Hosni Mubarak phải từ chức, nhưng quyền lực ở quốc gia này cuối cùng lại thuộc về quân đội. Giống như IRGC ở Iran, quân đội Ai Cập kiểm soát nhiều đòn bẩy kinh tế và chính trị của đất nước.
Mặc dù khó có thể xoay chuyển tình hình nội bộ ở Iran, Kaplan cho rằng Washington cũng không nên làm ngơ trước những hành động trong nước cũng như tại Trung Đông của Tehran. "Thay vì bỏ lỡ cơ hội đàm phán bằng các phát biểu cứng rắn, chính quyền Trump cần duy trì trao đổi với các lãnh đạo Iran vì lợi ích chung, trong khi tiếp tục gây áp lực với các lãnh đạo nước này", ông nhận định.

“Ngài chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau” (Mc 1,34)

Tin Mừng: Mc 1,29-39
29 Khi ấy Chúa Giêsu ra khỏi hội đường. Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. 30 Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. 31 Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các Ngài.
32 Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám; 33 và cả thành tụ họp trước cửa nhà. 34 Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người. 35 Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó. 36 Simon và các bạn chạy đi tìm Người. 37 Khi tìm được Người, các ông nói cùng Người rằng: “Mọi người đều đi tìm Thầy”. 38 Nhưng Người đáp: “Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa”. 39 Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này