Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020
Hình ảnh
  Người môn đệ Thứ Tư, 30.09.2020 (Lc 9, 57-62) Đang khi Thầy trò đi đường thì có kẻ thưa Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo." Người trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu." Đức Giê-su nói với một người khác: "Anh hãy theo tôi!" Người ấy thưa: "Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã." Đức Giê-su bảo: "Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa." Một người khác nữa lại nói: "Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã." Đức Giê-su bảo: "Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa."   SUY NIỆM Trình thuật Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay cho ta thấy Thiên Chúa mời gọi và ban cho chúng ta sức mạnh để theo Chúa trên mọi nẻo đường. Con đường Chúa Giêsu đi không phải là một con đường trải thảm đỏ, bằng phẳng và đầy hương...
Hình ảnh
Thứ ba tuần 26 TN: Các Thiên Thần của Chúa Đức Giê-su nói: “Thật tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.”  (Ga 1,51)   Con người thời nay thích coi thiên thần như sản phẩm của trí tưởng tượng. Theo giáo lý, thiên thần là thụ tạo thiêng liêng được tạo dựng để chuyên lo phụng thờ Thiên Chúa, được sai đi để phục vụ giúp cho con người đạt được ơn cứu độ. Và vì hầu cận Thiên Chúa trong triều đình Thiên quốc, các ngài phản ánh phần nào vinh quang của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, nhiều lần Chúa Giê-su khẳng định sự hiện hữu thực sự của các thiên thần gắn liền với chức vụ phụng thờ Thiên Chúa: “Các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người”. Và nhất là ba vị tổng lãnh thiên thần được tôn kính với danh xưng gắn liền với sứ mạng đặc biệt của các ngài: - Mi-ca-en “Ai bằng Thiên Chúa” (Đn 10,13-21), là Đấng bảo trợ đặc biệt cho Hội Thánh. - Gáp-ri-en: Anh hùng của Thiên Chúa (Đn 8,16), vị sứ ...
Hình ảnh
Thứ hai tuần 26 TN: Lớn nhất để làm gì ? Các ông chợt suy nghĩ tự hỏi xem ai là người lớn nhất trong các ông.  (Lc 9,46) Vấn đề “ ai là người lớn nhất ” không chợt lóe lên trong đầu các môn đệ sau khi nghe Thầy mình tiên báo cuộc Khổ nạn, mà là căn bệnh mãn tính nơi các ông, thậm chí cả trong bữa Tiệc ly sau khi Thầy Giê-su tiên báo có người trong Nhóm sẽ nộp Thầy (x. Lc 22,24tt). Còn có nỗi đau nào hơn thế, khi Thầy đang đối diện với sự phản bội cũng như cuộc khổ nạn bi thảm, học trò lại đi tranh giành chỗ đứng chỗ ngồi! Âu cũng là vấn đề muôn thuở, khi mà chúng ta lắm lúc vẫn mang tiếng là đi theo Chúa, nhưng sâu xa trong lòng lại mong được những lợi lộc vật chất, địa vị tiếng tăm, v.v… Lời Thầy Giê-su ngày ấy cũng như hôm nay, nhắc nhớ cho người môn đệ rằng làm lớn thì phải trở nên người nhỏ nhất trong cách nghĩ, lối sống để   phục vụ   người lân cận.   “Em nhỏ” trong Nước Trời là người chấp nhận hoàn toàn lệ thuộc nơi Chúa, khiêm tốn, tin tưởng phó thác nơi Ngài,...
Hình ảnh
Chúa nhật 26 TN - A: Tự do để thi hành ý cha “Người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: ‘Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.’ Nó đáp: ‘Con không muốn đâu!’ Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi’.”  (Mt 21,28-29)   Con người có thể trả lời không với Thiên Chúa. May thay con người còn có khả năng thay đổi ý kiến. Nhờ đó, con người luôn luôn có cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Nhưng đó cũng là một khả năng thật đáng ngại. Bởi vì người ta có thể thưa:   “Vâng, con sẽ đi làm vườn nho cho Cha”   nhưng rồi lại không đi. Không phải chỉ một lần đồng ý với Chúa trong bí tích Rửa tội là đã nắm chắc được vào Nước Trời. Phải có thái độ sẵn sàng hoán cải, thưa “có” thay vì nói “không” với Chúa. Điểm thứ hai còn quan trọng hơn: Nói “có” mà thôi chưa đủ, còn phải lên đường thi hành ý muốn của Cha với thái độ tự do vâng phục của người con thảo. Vì không phải những ai nói ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào Nước Trời, mà chỉ những người thi hành ý Chúa mới được vào th...
Hình ảnh
  Thứ bảy tuần 25 TN: Sao không hỏi Chúa ? Các ông không hiểu lời đó… Nhưng các ông sợ không dám hỏi Người về điều ấy.  (Lc 9,45) Chúa Giê-su vừa cho các môn đệ biết Người sẽ phải chịu đau khổ và chịu chết. Tất nhiên các ông hiểu Chúa nói gì. Nhưng các ông không hiểu tại sao Thầy lại phải chết như thế, tại sao với biết bao quyền năng trổi vượt, Thầy không trở thành một vị vua bách thắng, bá chủ thiên hạ. Là học trò, không hiểu bài cũng là chuyện bình thường. Điều bất thường là các ông đã sợ và không dám hỏi Chúa. Phải chăng mối quan hệ thầy trò, ít là từ phía các ông, vẫn chưa đạt tới mức thân tình để các ông có thể chia sẻ tâm sự cách cởi mở với Thầy mình? Điều đáng sợ hơn: các ông đã không đồng quan điểm với Thầy mình. Đang khi Thầy dạy sống khiêm nhường phục vụ, các ông tranh cãi xem ai làm lớn hơn. Trong khi Thầy theo đuổi con đường cứu thế bằng thập giá, các ông lại tìm kiếm vinh quang và quyền lực. Chưa từ bỏ mọi sự để theo Thầy, các ông sẽ vẫn còn sợ Thầy. Bạn có dám hỏ...
Hình ảnh
  Sống niềm tin vào Chúa 25/09/2020 Thứ Sáu Tuần XXV Mùa Thường Niên (Lc 9, 18-22) Trong Tin Mừng mỗi khi trình bày việc Chúa Giêsu đi cầu nguyện một mình thì thường là sau đó, Chúa có những quyết định quan trọng cho sứ vụ cứu thế của Ngài. Trước khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ theo Ngài, Ngài cũng lên núi và cầu nguyện suốt đêm. Tin Mừng hôm nay, cũng trình bày việc Chúa Giêsu đi cầu nguyện một mình trước khi Ngài đặt câu hỏi cho các môn đệ về căn tính của Ngài : “Đám đông nói Thầy là ai ?” “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?”   Các môn đệ đã trả lời cho Chúa Giêsu như một thông tin về đám đông đang nghĩ gì về Chúa. Ngài có thể như là : “Ông Gioan Tẩy Giả, ngôn sứ vĩ đại Êlia, hoặc là một ngôn sứ nào đó đã sống lại.”  Những nhân vật ấy đã từng xuất hiện giữa dân và có ảnh hưởng đặt biệt quan trọng trên đám đông dân chúng đang chịu cảnh áp bức của đế quốc.   Phêrô tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu: “Thầy là Đấng Kitô”. Mỗi người chúng ta cũng cần phải tuyên xưng ...
Hình ảnh
Dấu hỏi cho người khác 24/09/2020 Thứ Năm Tuần XXV Mùa Thường Niên (Lc 9, 7-9) Qua lời nói, việc làm, và nhất là cuộc sống của Ngài, Chúa Giêsu đã không ngừng là một dấu hỏi cho người đương thời. Mỗi người một câu trả lời, nhưng bất cứ ai cũng được mời gọi để bày tỏ lập trường đối với con người của Chúa Giêsu. Riêng Vua Hêrôđê, ông tiến thêm một bước là muốn đến gặp Chúa Giêsu.   Hôm nay nhân loại vẫn thắc mắc và tìm hiểu về Chúa Giêsu. Người ta vẫn đang cố đi tìm hiểu về một con người Giêsu của lịch sử. Nhiều nhà khảo cổ học, lịch sử học vẫn ra sức nghiên cứu để trả lời cho nhân loại trước những câu hỏi tò mò về con người lịch sử của Chúa. Nhiều nhà văn, đạo diễn đã hư cấu, đưa ra những chi tiết giật gân về cuộc đời Chúa Giêsu nhằm thu hút mọi người mua sản phẩm của họ. Những điều như thế không bao giờ giúp cho nhân loại hiểu về Chúa Giêsu là ai.   Chúng ta chỉ có thể biết về Chúa Giêsu bằng đức tin của mình. Đức tin không phải do nổ lực suy tư của bộ óc nhưng trước hết đó là...
Hình ảnh
  Rao giảng Tin Mừng 23/09/2020 Thứ Tư Tuần XXV Mùa Thường Niên (Lc 9, 1-6) Ngoài năng lực và quyền phép mà Chúa Giêsu trao cho, các môn đệ hầu như chẳng có gì gọi là của họ trong hành trang khi lên đường rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân. Điều này có thể khiến độc giả khó hình dung mức độ thực tế trong yêu cầu của Chúa Giêsu hoặc khó hiểu được để chấp nhận yêu cầu xem ra phi thực tế này.   Tuy vậy, với tâm tình yêu mến và khát khao gặp gỡ Chúa qua Lời Ngài, tôi, bạn và anh chị ta cùng đọc lại và dừng lâu hơn trong từng câu chữ, hy vọng với ơn sáng soi của Thần Khí Chúa, ta nhận ra, hiểu được, đón nhận và sống sứ điệp Tin Mừng hôm nay.   Trước hết, bản văn cho biết Nhóm Mười Hai được Chúa Giêsu cho tham dự vào sứ mạng rao giảng Nước Thiên Chúa của Ngài. Sứ mạng này là hồng ân nhưng không và không thể được thực hiện nếu các ông không có ơn trên, nếu các ông không tuân thủ những quy định và hướng dẫn của Chúa Giêsu. Vì thế, Chúa Giêsu đã trao năng lực và quyề...
Hình ảnh
  Thứ Ba, 22.09.2020: Lắng nghe và thực hành (Lc 8,19-21) Mẹ và anh em Đức Giê-su đến gặp Người, mà không làm sao lại gần được, vì dân chúng quá đông. Người ta báo cho Người biết: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, muốn gặp Thầy." Người đáp lại: "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành." Ở thời điểm tường thuật trong bài Tin Mừng hôm nay, danh tiếng Đức Giêsu đã lan rộng khắp nơi. Ngài được ngưỡng mộ, yêu mến và có nhiều người đi theo. Khi Ngài rao giảng, mẹ và các anh em họ hàng của Ngài đã xuất hiện bên ngoài đám đông ấy. Đám đông hẳn đã nhìn họ với một sự tôn trọng, ngưỡng mộ nhất định, và có lẽ có cả một chút ghen tị nữa. Thật tuyệt vời biết mấy nếu được trở thành người thân thực sự của Đức Giêsu, phải không? "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành."  Đức Giê-su biết rằng người ta sẽ được chúc phúc, và ban ơn lành khi trở thành một phần của gia đình Ngài...
Hình ảnh
  Lòng nhân đã biến đổi phận ngườ i 21/09/2020 Thứ Hai Tuần XXV Mùa Thường Niên, THÁNH MÁT-THÊU, TÔNG ĐỒ TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG (Mt 9, 9-13) Lý do chính yếu mà Chúa Giêsu đến trần gian: “Tôi đến… để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13). Qua lối hành xử này, ta nhận ra tấm lòng bao dung của Đấng Cứu Thế. Ngài lúc nào cũng sẵn lòng đón tiếp, tha thứ, thu nhận người tội lỗi hoán cải. Ngài không loại bỏ một ai, vì tất cả mọi người đều là đối tượng của lòng Chúa thương xót.   Cũng vậy, công tác tông đồ hàng đầu của mọi Ki-tô hữu phải là thăm viếng, tạo tình thân, cảm hóa người tội lỗi, đưa họ trở về với đường lành. Đó chính là “đi ra vùng ngoại biên” như Đức Thánh Cha Phan-xi-cô cổ võ.   Tiếng gọi: “Anh hãy theo tôi!” của Đức Giêsu đã khiến cho Mátthêu, người thu thuế, người bị xã hội coi thường, trở nên người bạn, người môn đệ của Ngài. Tiếng gọi ấy chắc hẳn phải trìu mến và tha thiết lắm thì người thu thuế kia mới bỏ lại mọi sự, đứng dậy mà đến với Chúa Giêsu.   Matthêu thấy...
Hình ảnh
  Tất cả đều lãnh mỗi người một đồng CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN NĂM - A (Mt 20, 1 – 16a) Hôm nay chúng ta bắt đầu chu kỳ ba dụ ngôn về vườn nho của Chúa Giêsu. Chúa nhật 25, những người thợ sẽ vào làm vườn nho. Chúa nhật 26, hai người con trai được cha sai đi làm vườn nho, và Chúa nhật 27, những người tá điền muốn giết con ông chủ vườn nho.   Bước vào trong sự thân tình của Chúa   Cây nho trong Kinh Thánh có một ý nghĩa sâu sắc. Nó là biểu tượng của giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ngài (Is 5, 1-7 ; Gr 2, 21 ; Ez 15, 4). Câu  "hãy đi làm vườn nho ta"  (Mt 20, 4) được Chúa Giêsu lặp đi lặp lại trong ba dụ ngôn, theo truyền thống câu này muốn nói:  "Hãy đi vào trong Giao ước…Hãy đến chia sẻ Giao ước với ta".   Chúa Giêsu tự khẳng định mình là cây nho:  "Thầy là cây nho thật"  (Ga 15, 1-5). Chúng ta được mời gọi vào làm vườn nho của Chúa, được sẻ chia công việc với Chúa, có ý nói, chúng ta dù sớm hay muộn cũng bước vào trong thân tình với Chúa, s...
Hình ảnh
  Cẩn thận coi chừng giống như nước đổ lá khoai Thứ Bảy Tuần XXIV Mùa Thường Niên (Lc 8, 4-15) Trong quan niệm về nghề nông, ông bà ta đã đưa ra một chỉ dẫn “nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đức Giêsu đề cập đến một vấn sâu sa hơn, nó không chỉ là nước, là phân, là giống, nhưng quan trọng hơn cả là đất đai. Không có đất, hoặc đất đai cằn cỗi sỏi đá, thì cho dù có lắm nước, nhiều phân, giống tốt, cũng khó lòng mà thu hoạch được vụ mùa bội thu.   Giống tốt, đất khô cằn sỏi đá, cũng sẽ chẳng đem lại kết quả gì. Hạt giống rơi trên vệ đường, tựa như những người nghe Lời Chúa lọt vào tai này ra tai kia. Hạt rơi trên sỏi đá, những người nghe lời Chúa cách hời hợt, mau mắn đón nhận, những cũng nhất thời bỏ mất tất cả. Hạt rơi vào bụi gai, nhìn bề ngoài họ rất đạo đức, làm nhiều việc thiện, nhưng cũng dễ dàng chạy theo dục vọng, tiền bạc lợi lộc. Cuối cùng, hạt rơi vào đất tốt, là những người chăm chú đón nhận Lời Chúa, ghi nhớ, suy niệm và thực hành, dễ dàng tuân phục với tất c...