luke22_24-30.jpg


Sống thật - sống hiên ngang


3 tháng chín Thứ Năm, Thánh Ghê-gô-ri-ô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh (2Cr 4, 1-2. 5-7; Lc 22, 24-30)

Trong lịch sử, ít có người được mang danh Cả, và đáng được danh dự ấy một cách hoàn toàn như thánh Grêgôriô, Giáo Hoàng và Tiến sĩ Hội Thánh. Ngài sinh tại Rôma. Khoảng năm 540. Là con của một nghị viên danh giá và giầu có, ông Gordianô. Chúng ta không biết gì về thời thơ ấu của ngài, nhưng ít ra là ngài đã phải kinh nghiệm về những hậu quả do những cuộc chiến của vua Gothic với các tướng lãnh của hoàng đế Justinianô, mà chính thức Roma đã bị cướp phá.

 

Thánh Grêgôriô đã thủ giữ một chức vụ trong xã hội. Năm 573, ngài được đặt làm tổng trấn thành phố. Nhưng ngài luôn nuôi lý tưởng tu trì. Đó là lý do khiến ngài không lập gia đình, và năm 574 ngài đã rút lui khỏi đời sống công cộng để mặc áo tu sĩ.

 

Ông Gordianô từ trần, thánh Grêgôriô thừa kế gia tài, nhờ thế ngài đã có thể thiết lập 6 tu viện tại Sicily và biến nhà trên đồi Coelia thành tu viện thứ 7 dâng kính thánh Andrê. Tại đây ngài sống như một thầy tu đơn sơ. Có lẽ bộ luật ngài thiết lập chính là luật dòng Bênêdictô. Đây là những năm hạnh phúc nhất mà ngài không bao giờ quên được. Nhưng lại chẳng kéo dài được lâu.

 

Năm 578, ngài được phong chức phó tế cai quản một trong bảy miền ở Rôma. Năm 579 ngài được gởi đi Constantinople làm đại diện Đức Giáo Hoàng. Ngài mang theo một ít thày dòng và có rộng thì giờ để giảng cho họ về sách Job, những bài giảng được thu góp lại thành cuốn luân lý.

 

Thánh Grêgôriô làm đại sứ trong khoảng 7 năm. Sau đó trở về Rôma, ngài trở lại tu viện thánh Andrê làm viện trưởng. Năm 590 Pêlagiô II từ trần và thánh Grêgôriô được chọn lên kế vị. Rôma lúc ấy bị một cơn dịch tàn phá. Vị Giáo Hoàng được chọn tổ chức những cuộc hành hương trong thành phố, ngài thấy tổng lãnh thiên thần hiện ra ở một địa điểm nay gọi là Castel Saint Angele, đứng tuốt gươm ra, cơn dịch tự nhiên bị chận lại và dân Rôma chào mừng Đức Giáo Hoàng mới, như người làm phép lạ.

 

Triều đại Đức Giáo Hoàng Grêgôriô kéo dài trong mười bốn năm, đòi hỏi trọn sức mạnh tinh thần và ý chí lẫn kinh nghiệm quản trị và ngoại giao của ngài. Đế quốc Rôma đang suy sụp. Dầu vậy hoàng đế ở Constantinople chỉ hiện diện tại Ý bởi một phó vương với một triều đình nhỏ, Ravenna có rất ít quyền lực về luân lý và vật chất. Quân đội Lombardô cướp phá bán đảo và Rôma bị chiếm đóng năm 593. Đức Grêgôriô thấy phải lập quân đội để bảo vệ Rôma và đặt điều kiện với quân xâm lược. Mọi việc thuộc đủ mọi phương diện trong quốc gia đang suy đồi đều đổ trên Đức Giáo Hoàng.

 

Trong khi đó Đức Grêgôriô lo chấn chỉnh Giáo hội. Các địa phận lộn xộn, ngài ấn định lại ranh giới. Các đất đai thuộc Giáo Hoàng được quản trị hữu hiệu. Chính nhà ở của Đức Giáo Hoàng cũng cần phải tái thiết. Nhưng không có gì đáng ghi nhớ hơn trong cách Đức Giáo Hoàng đương đầu với các vấn đề Giáo hội Đông và Tây, là việc ngài nhấn mạnh đến quyền tối thượng của tòa thánh Rôma. Rất tôn trọng quyền của các Giám mục trong các giáo phận, ngài kiên quyết bênh vực nguyên tắc tối thượng của thánh Phêrô. Đối với hoàng đế, ngài rất tôn trọng uy quyền dân chính, nhưng cũng bảo vệ quyền lợi mình và của các dòng trong Giáo Hội.

 

 

 

Thánh Grêgôriô canh tân phụng vụ rất nhiều. Ít nhất là ngài đã đặt các "điểm" hành hương. Dầu qua nhiều lần tranh cãi, nhưng dưới ảnh hưởng của ngài, ngày nay nhạc và nghi lễ Giáo Hội vẫn còn mang danh ngài : nhạc Grêgôriô, nghi lễ Grêgôriô.

 

Thánh nhân còn là văn sĩ rất phong phú. Ngoài cuốn luân lý ngài còn viết hai cuốn gồm những bài giảng về sách Ezechiel, một cuốn khác về những bài Phúc âm trong ngày, 4 cuốn đối thoại và một cuốn sau tập các phép lạ do các thánh người Ý thực hiện. Cuốn sách chăm lo mục vụ trình bày những điều mà cuộc sống một Giám mục và một Linh mục phải làm. Sau cùng là một sưu tập thư tín.

 

Thánh Grêgôriô còn được gọi là tông đồ nước Anh. Chính ngài đã muốn đi truyền giáo để cải hóa luơng dân Saxon. Nhưng không đi được, năm 596 ngài đã trao phó nhiệm vụ cho các tu sĩ dòng thánh Andrê do thánh Augustinô Conterbury dẫn đầu.

 

Thánh Grêgôriô cả qua đời ngày 12 tháng 3 năm 604. Ngài được mai táng trong Đại giáo đường thánh Phêrô. Nấm mộ đầu tiên của ngài mang bản chữ Latinh tóm gọn đời ngài, ngài được gọi là "chánh án của Chúa". Các chánh án của Rôma đã qua đi.

 

Chính đế quốc Rôma đang hồi hấp hối nhưng thánh Grêgôriô là điểm nối giữa thời các giáo phụ với thời các Giáo Hoàng, giữa vinh quang của thành Rôma lịch sử với vinh quang của kinh thành Thiên ChúaTin Mừng Thánh Luca miêu tả, hôm nay như thường lệ Chúa Giêsu vào hội đường Do Thái để cầu nguyện và giảng dạy. Não trạng của người Do Thái không chấp nhận hình ảnh về một Đấng Messia như Chúa Giêsu đang khắc họa, một Đấng Messia có nguồn gốc xuất thân từ quê hương của họ. Họ đinh ninh rằng chỉ mình họ là dân riêng của Thiên Chúa, họ không tin nhận ơn cứu độ sẽ dành cho dân ngoại.

 

Chúa Giêsu lên tiếng giảng giải cho họ bằng một định đề và hai ví dụ minh họa. Ngài nêu định đề trước : “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”. Rồi Ngài lấy hai ví dụ dẫn chứng về hai ngôn sứ lớn Êlia và Êlisa được sai đến với hai người dân ngoại đó là bà góa thành bà goá thành Xarépta miền Xiđon và ông Naaman người xứ Xyria. Định đề và hình ảnh minh họa này đã làm cho đám người Do Thái khó chịu. Họ bực tức vì Chúa Giêsu đã khen dân ngoại ngay trước mặt họ, họ cảm nhận như thể dân ngoại đã được Thiên Chúa ưu đãi hơn chính họ. Họ đã phản ứng, và cách họ phản ứng thật đáng cho chúng ta quan tâm : Họ “đầy phẫn nộ”, “lôi Người ra khỏi thành”, “kéo Người lên tận đỉnh núi”, “để xô Người xuống vực”... Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã “băng qua giữa họ mà đi”.

 

Với Lời Chúa hôm nay chúng ta dễ dàng nhận ra hai thái độ khi giải quyết một vấn đề cần, mà vấn đề ấy đụng đến một sự thật : - Trước hết là thái độ của đám đông : đám đông đã không chân nhận sự thật, lấy phản ứng của số đông để phủ nhận sự thật và tấn công số ít... Sau là thái độ của Chúa Giêsu : Ngài bình tĩnh bước đi, vượt qua dư luận, mạnh mẽ và tự tin khi sống bằng sự thật.

 

Thái độ thứ nhất là thái độ của đám đông, một điều hiển nhiên thấy được qua bối cảnh của đoạn Tin Mừng này, rằng “số đông không phải là chân lý”. Những người lãnh đạo tầm thường thì lấy số đông để chứng minh chân lý. Chúa Giêsu đã không làm thế, dọc suốt hành trình sứ vụ công khai, Chúa Giêsu đã nhiều lần chứng minh cho mọi người thấy “số đông không phải là chân lý” : Câu chuyện trong Tin Mừng (Mt 21,12) miêu tả, người ta đem mọi thứ vào đền thờ để bán trong dịp lễ, một mình Chúa Giêsu đã đánh đuổi họ ; Dịp khác, trong Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 8,1-11), khi người ta định ném đá người phụ nữ ngoại tình, một mình Chúa Giêsu bênh vực ; Trước dinh Philatô trong việc xứ án Chúa Giêsu (Ga 18,28-40), một mình Ngài thua thiệt, dùng mạng sống để bảo vệ chân lý toàn vẹn...

 

Và hôm nay, trước vấn đề Chúa Giêsu trình bày qua định đề : “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”, và hai ví dụ dẫn chứng về hai ngôn sứ lớn Êlia và Êlisa được sai đến với hai người dân ngoại ; “số đông không hề có chân lý”, họ nổi đóa và tìm cách xô Chúa xuống vực, họ phản ứng theo cảm xúc bên ngoài mà không dựa vào chân lý. Quả là phi lí khi giải quyết vấn đề dựa vào uy thế, phản ứng, và câu trả lời của “số đông”, trong khi “Số đông không phải là chân lý”.

 

Thái độ thứ hai là thái độ của Chúa Giêsu, thái độ đáp trả lại đám đông bằng cách “băng qua giữa họ mà đi”. Tin Mừng đã làm cho chúng ta ngạc nhiên, làm sao Chúa Giêsu lại có thể “băng qua giữa họ mà đi” đang khi họ “phẫn nộ”... Chúa Giêsu đã mạnh dạn bước trên dư luận, Ngài không bận tâm phản ứng lại đối phương khi họ đang tức giận. Ngài tự tin vì Ngài giữ bên mình một sự thật toàn vẹn. Ngài không cần phản ứng để bảo vệ sự thật, vì sự thật là chính nó, sự thật tự nó đứng vững và sự thật là toàn vẹn.

 

Nhiều khi chúng ta tự hào là Kitô hữu, là người nắm giữ niềm tin, nhưng rồi với một mớ lễ nghi hình thức, niềm tin trong chúng ta chỉ còn là ngọn đèn leo lét, chỉ là thân cây mất hết nhựa sống chờ ngày gãy đổ. Đó là thứ niềm tin được chứng minh bằng tấm giấy rửa tội, chứ không phải đức tin của đời sống. Nếu mỗi chúng ta sống với sự thật, nếu mỗi chúng ta có sự thật trong lòng, chúng ta có thể như Chúa Giêsu, có thể bước qua bất kỳ đám đông nào và băng qua bất cứ phản ứng thắc mắc nào, để hiên ngang bước đi.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này