Thánh Sử Maccô
Thứ bảy, 25.04.2020 (Mc 16, 15-20)
Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khỏe.”
Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
SUY NIỆM
Tin Mừng của Mác-cô ấn tượng với nhiều người, bởi vì Tin Mừng này ngắn nhất trong 4 quyển sách Tin Mừng, câu từ ngắn gọn, hơi “cộc”, nhưng sắc bén. Người ta thường dùng hình ảnh con sư tử để ám chỉ về thánh Mác-cô, bởi lẽ Tin Mừng của ngài nhấn mạnh vẻ oai nghi của Chúa Giêsu và phẩm chất đế vương của Người, giống như sư tử được coi là vua của muôn thú, Tin Mừng của ngài bắt đầu với lời rao giảng của Thánh Gioan Tẩy Giả kêu lên trong hoang địa như tiếng sư tử gầm.
Mác-cô là học trò của Tông Đồ trưởng Phê-rô, nên góc nhìn của thánh Mác-cô được ghi nhận lại dựa trên những kinh nghiệm của thầy mình về Đức Ki ̶tô. Và rồi, theo bước chân của người thầy mình, Mác-cô đã trở thành một trong những nhà rao giảng Tin Mừng Chúa Ki-tô từ những buổi đầu tiên, và chịu tử đạo vì danh Chúa Ki-tô.
Ngày hôm nay, chúng ta suy niệm về cuộc đời của thánh Mác-cô và nhìn về tin mừng thánh nhân, được viết ra để huấn luyện người môn đệ có ý chí và nghị lực để theo Thầy. Mỗi người chúng ta không trực tiếp là học trò của Chúa Ki-tô, nhưng là học trò của các đấng kế vị các Tông Đồ. Một cách nào đó, chúng ta là người môn đệ Chúa Ki-tô, như thánh Mác-cô, qua những câu chuyện và kinh nghiệm đức tin của những người thầy, là các linh mục, tu sĩ và những giáo lý viên đầu tiên.
Ước gì ngày lễ kính thánh nhân hôm nay, với công việc và đời sống của mình, mỗi người được mời gọi sống những kinh nghiệm về người Thầy chí thánh là Chúa Ki-tô và kể lại những kinh nghiệm đó một cách sống động nhất, theo cách mà Thầy đã tác động qua Thần Khí trên mỗi người.
Đoạn cuối của Tin Mừng của ngài mà chúng ta trong thánh lễ này, Mác-cô liên kết sự kiện Chúa Giêsu lên trời với việc Ngài trao phó sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ muôn dân cho các môn đệ. Đây cũng là sứ mạng Chúa Cha đã trao cho Chúa Giê-su, dù khó khăn, Ngài cũng đã chu toàn.
Các môn đệ Chúa đón nhận sứ mạng như là một vinh dự nhưng cũng đầy thách đố. Vinh dự bởi được chung chia sứ mạng của Thiên Chúa, giúp muôn dân trở thành con cái của Ngài. Nhưng sứ mạng này cũng đầy thách đố bởi tự bản chất, sứ mạng này quá lớn và khó khăn. Khó khăn đến từ bên trong nơi những yếu đuối, bất toàn, mong manh của chính người môn đệ, nơi con cái của Giáo Hội và nơi bản thân các tín hữu. Khó khăn cũng đến từ bên ngoài như sự chống báng, bắt hại đạo, sự cứng cỏi của lòng người, của những người được nghe rao giảng. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, cho mỗi người chúng ta biết sống hết lòng, sẵn sàng hy sinh như thánh Mác-cô, cho con người và cuộc sống này, hầu Tin Mừng Chúa được rao giảng cho mọi loài thụ tạo, cho đến tận cùng trái đất. Amen.
Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
SUY NIỆM
Tin Mừng của Mác-cô ấn tượng với nhiều người, bởi vì Tin Mừng này ngắn nhất trong 4 quyển sách Tin Mừng, câu từ ngắn gọn, hơi “cộc”, nhưng sắc bén. Người ta thường dùng hình ảnh con sư tử để ám chỉ về thánh Mác-cô, bởi lẽ Tin Mừng của ngài nhấn mạnh vẻ oai nghi của Chúa Giêsu và phẩm chất đế vương của Người, giống như sư tử được coi là vua của muôn thú, Tin Mừng của ngài bắt đầu với lời rao giảng của Thánh Gioan Tẩy Giả kêu lên trong hoang địa như tiếng sư tử gầm.
Mác-cô là học trò của Tông Đồ trưởng Phê-rô, nên góc nhìn của thánh Mác-cô được ghi nhận lại dựa trên những kinh nghiệm của thầy mình về Đức Ki ̶tô. Và rồi, theo bước chân của người thầy mình, Mác-cô đã trở thành một trong những nhà rao giảng Tin Mừng Chúa Ki-tô từ những buổi đầu tiên, và chịu tử đạo vì danh Chúa Ki-tô.
Ngày hôm nay, chúng ta suy niệm về cuộc đời của thánh Mác-cô và nhìn về tin mừng thánh nhân, được viết ra để huấn luyện người môn đệ có ý chí và nghị lực để theo Thầy. Mỗi người chúng ta không trực tiếp là học trò của Chúa Ki-tô, nhưng là học trò của các đấng kế vị các Tông Đồ. Một cách nào đó, chúng ta là người môn đệ Chúa Ki-tô, như thánh Mác-cô, qua những câu chuyện và kinh nghiệm đức tin của những người thầy, là các linh mục, tu sĩ và những giáo lý viên đầu tiên.
Ước gì ngày lễ kính thánh nhân hôm nay, với công việc và đời sống của mình, mỗi người được mời gọi sống những kinh nghiệm về người Thầy chí thánh là Chúa Ki-tô và kể lại những kinh nghiệm đó một cách sống động nhất, theo cách mà Thầy đã tác động qua Thần Khí trên mỗi người.
Đoạn cuối của Tin Mừng của ngài mà chúng ta trong thánh lễ này, Mác-cô liên kết sự kiện Chúa Giêsu lên trời với việc Ngài trao phó sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ muôn dân cho các môn đệ. Đây cũng là sứ mạng Chúa Cha đã trao cho Chúa Giê-su, dù khó khăn, Ngài cũng đã chu toàn.
Các môn đệ Chúa đón nhận sứ mạng như là một vinh dự nhưng cũng đầy thách đố. Vinh dự bởi được chung chia sứ mạng của Thiên Chúa, giúp muôn dân trở thành con cái của Ngài. Nhưng sứ mạng này cũng đầy thách đố bởi tự bản chất, sứ mạng này quá lớn và khó khăn. Khó khăn đến từ bên trong nơi những yếu đuối, bất toàn, mong manh của chính người môn đệ, nơi con cái của Giáo Hội và nơi bản thân các tín hữu. Khó khăn cũng đến từ bên ngoài như sự chống báng, bắt hại đạo, sự cứng cỏi của lòng người, của những người được nghe rao giảng. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, cho mỗi người chúng ta biết sống hết lòng, sẵn sàng hy sinh như thánh Mác-cô, cho con người và cuộc sống này, hầu Tin Mừng Chúa được rao giảng cho mọi loài thụ tạo, cho đến tận cùng trái đất. Amen.
Nhận xét
Đăng nhận xét