Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2020
Hình ảnh
  Bụt nhà sao thiêng? 31.8 thứ hai - Thứ Hai tuần XXII Thường niên (1Cr 2, 1-5; Lc 4, 16-30) Tin Mừng hôm nay là lời tiên báo về sự chống đối và bách hại mà Chúa Giêsu sẽ trải qua. Sau một thời gian rao giảng và làm nhiều phép lạ, danh tiếng Ngài được nhiều người biết đến. Thế nhưng, khi trở về quê hương, Ngài chỉ nhận được sự hững hờ và khinh rẻ của người đồng hương mà thôi. Quả thật, như Ngài đã trích dẫn câu tục ngữ quen thuộc: "Không tiên tri nào được đón tiếp nơi quê hương của mình", đó là định luật tâm lý mà chính Ngài cũng không thoát khỏi.   Nhưng quê hương đối với Chúa Giêsu không chỉ là ngôi làng Nazaréth nhỏ bé, mà sẽ là toàn cõi Palestina. Ngài đã đến nơi nhà Ngài mà người nhà của Ngài đã không đón tiếp Ngài. Cái chết trên Thập giá là tuyệt đỉnh sứ mệnh tiên tri của Chúa Giêsu, là lời nói cuối cùng của Ngài như một vị tiên tri.   Chúa Giêsu không chỉ đến để làm cho lời các tiên tri được ứng nghiệm, Ngài cũng là vị tiên tri đúng nghĩa nhất. Nơi Ngài cũng có nhữ...
Hình ảnh
Lời thật mất lòng Ngày 29 tháng Tám, Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết (Jr 1, 17-19; Mc 6, 17-29) Lễ kỷ niệm thánh Gioan Tẩy giả bị hành quyết được cử hành để kỷ niệm ngày khánh thành một nhà nguyện trong hầm mộ ở Sébaste, Samarie, nơi tôn kính thánh nhân từ nửa đầu thế kỷ IV; đến thế kỷ V, lễ được cử hành ở Jérusalem, và tại các Giáo hội phương Đông cũng như ở Roma từ thế kỷ VI, với tước hiệu thánh Gioan bị hành quyết hoặc khổ nạn.   Trang Tin Mừng hôm nay, vua Hêrôđê mới nghe thấy danh tiếng của Chúa Giêsu nổi lên thì đã hoang mang lo sợ. Có tật giật mình, vua nghe thì sợ hãi cho rằng ông Gioan mà ông cho chém đầu đã sống lại để bắt tội vua chăng? Não trạng của người Do Thái bấy giờ cho rằng người sống lại có khả năng tuyệt vời, có quyền làm phép lạ. Vua sợ là phải, vì đã nhúng tay vào vụ giết người oan nghiệt trong Tin Mừng hôm nay.   Bởi sự thường nếu sai một li đi một dặm, ông thỏa hiệp với thú vui trong tiệc tùng, vì trót nhẹ dạ thề hứa nên sợ mất mặt với quan khách. Một...
Hình ảnh
  Con càng khốn khổ, Ngài càng gần con   “Thiên Chúa là tình yêu, Người yêu thương chúng ta trước” “Ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”. Đọc lại hạnh của bất cứ vị thánh nào, chẳng hạn Thánh Augustinô hôm nay, chúng ta thấy có cái gì đó hao hao với cuộc đời mình. Ở đó, ánh sáng xen bóng tối, chín chắn đan ngông cuồng, mạnh mẽ chen yếu nhược, nồng nàn quyện dửng dưng, thánh thiện pha tội lỗi, thiên thần lẫn ác quỷ… Vậy mà, với Thiên Chúa, không cuộc đời nào là bỏ đi, chẳng linh hồn nào không đáng cứu chuộc. Thiên Chúa hằng đi tìm con người, vì Người là tình yêu, Người yêu thương chúng ta trước; ai trở về với Người, Người sẽ vác trên vai, vì “Ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”. Augustinô, con người được yêu; đúng hơn, một linh hồn được cứu. Như bao con người, chàng khát vọng, một khát vọng cháy bỏng, khát Chân Thiện Mỹ; Augustinô lao mình đi tìm. Là một giáo sư tu từ học chuyên về hùng biện, mười chín tuổi, chàng mê say các triết thuyết tại thành phố của các triết gia, Milan; ở...
Hình ảnh
  Kiên nhẫn và kiên nhẫn 27 tháng Tám, Thứ Năm, Thánh Mônica (Hc 26, 1-4. 16-21; Lc 7, 11-17) Lượt lại một chút  về hoàn cảnh cuộc đời thánh Monica. Chính vì hoàn cảnh mà Monica gặp phải nên đã có thể biến ngài thành một người vợ hay cằn nhằn, một nàng dâu chua chát và một người mẹ tuyệt vọng, tuy nhiên ngài đã không chịu thua bất cứ cám dỗ nào. Khi còn nhỏ, bé Monica đã có lần lẻn vào hầm rượu uống lén rượu. Người  đầy tớ gái trong cơn bực bội đã gọi cô là “đồ say rượu”. Từ đó cô quyết sống tự trọng và bền tâm tập luyện nhân đức.   Mặc dù cô là một Kitô hữu, cha mẹ cô đã gả cô cho một người ngoại giáo, ông Patricius, là người sống cùng tỉnh Tagaste ở Bắc Phi châu. Patricius là người tốt nhưng ông vô cùng nóng nảy và phóng túng. Ngoài ra thánh Monica còn phải chịu đựng bà mẹ chồng hay gắt gỏng. Ông Patricius thường rầy la vợ vì bà hay thương người và đạo đức.   Thế nhưng rồi ông Patricius, chồng bà, cũng hết sức cộng tác cùng bà trong việc dạy dỗ các c...
Hình ảnh
  Thứ Tư, 26.08.2020 (Mt 23,27-32) "Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác! "Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người xây mồ cho các ngôn sứ và tô mả cho những người công chính. Các người nói: "Nếu như chúng ta sống vào thời của tổ tiên, hẳn chúng ta đã không thông đồng với các ngài mà đổ máu các ngôn sứ." Như vậy, các người tự làm chứng rằng các người đúng là con cháu của những kẻ đã giết các ngôn sứ. Thì các người đổ thêm cho đầy đấu tội của tổ tiên các người đi! SUY NIỆM Làm sao bạn có thể chỉ ra được ai đó giả tạo hay chân thành? Diện mạo bên ngoài dễ làm chúng ta lầm lẫn khi xem xét ai đó. Những ý định và thái độ chân thật được biểu lộ trong tâm hồn sẽ hình thành cách c...
Hình ảnh
  Thuốc đắng dã tật 25. 8 Thứ Ba tuần XXI Thường niên (2Ts 2, 1-3a. 14-17; Mt 23, 23-26) Trong Do thái giáo, luật đóng thuế thập phân trên những sản phẩm con người làm ra là một hành động tôn giáo để nhìn nhận quyền tối cao của Thiên Chúa. Theo luật Môsê được ghi trong sách Thứ Luật, thì chỉ buộc trả thuế thập phân trên những sản phẩm chính là gạo, rượu, dầu, con vật đầu lòng. Thế nhưng, có lẽ vì quá sốt sắng, những Luật sĩ và Biệt phái muốn áp dụng thuế thập phân cho những sản phẩm nhỏ, không cần thiết như: bạc hà, thì là, rau húng.   Chúa Giêsu không kết án các Luật sĩ và Biệt phái vì sự tuân giữ luật Môsê một cách tỉ mỉ; nhưng Ngài kết án vì thái độ không trung thực: họ tuân giữ những điều hết sức nhỏ để tỏ ra mình sốt sắng đạo đức, nhưng họ lại lỗi phạm những điều lớn về đức công bằng và tình yêu thương, họ làm như thế chẳng khác nào lọc lừa con muỗi ra ngoài, nhưng lại nuốt con lạc đà nguy hiểm hơn.   Trong chương 23 của sách Tin Mừng theo thánh Mátthêu, Chúa Giêsu n...
Hình ảnh
  Quảng đại dấn thân 24 06 Đ Thứ Hai tuần 21 Mùa TN. THÁNH BATÔLÔMÊÔ TÔNG ĐỒ. Lễ kính. Kh 21,9b-14; Ga 1,45-51 Lễ thánh Bartôlômêô được cử hành từ thế kỷ thứ VIII trong các xứ Francs, đến thế kỷ thứ IX-X thì lan sang Roma. Lễ cử hành vào ngày 24 hoặc 25 tháng tám; với người Byzance, ngày 25 trùng lễ kính chuyển hài cốt của Người, còn lễ chính là ngày 11 tháng 6, chung với thánh Banabê. Lịch thánh Piô V đã ấn định lễ này vào ngày 24 tháng tám.   Bartôlômêô (có nghĩa là con của Tolamai) là một trong Nhóm Mười hai, các Phúc âm thường nhắc chung với Philipphê (Mt 10,3). Người ta thường cho rằng Bartôlômêô cũng là Nathanael, nhưng điều này không có cơ sở. Nếu phải là Nathanael, chắc hẳn người có gốc ở Cana (Ga 21,2) và đã được Philipphê đem đến trình diện Chúa Giêsu (Ga 1,45).   Một số tài liệu ngụy thư cho rằng thánh Bartôlômêô đã sang giảng Phúc âm ở Tây An (theo Eusèbe) hoặc các vùng gần Ethiopie (theo Rufin và Socrate), hoặc thậm chí còn tới Đại Arménie (theo kinh nghiệm c...